Đó là vụ án oan mà được sự chỉ đạo của tân Thủ tướng chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, các cơ quan tiến hành tố tụng liên quan ở thành phố Hồ Chí Minh không còn “né tránh” và phải thừa nhận là oan, sai và tiến hành đình chỉ vụ án, đình chỉ bị can khi các cơ quan báo chí vào cuộc. Các các cá nhân có liên quan như Trưởng công an trực tiếp ký quyết định khởi tố, Phó viện trưởng viện kiểm sát nhân dân cùng cấp trực tiếp phê chuẩn đến điều tra viên, kiểm sát viên trực tiếp tham gia cũng đều bị xử lý kỷ luật rất nhanh.
“Xin chào” này đã được các cơ quan tiến hành tố tụng đình chỉ vụ án vì hành vi không cấu thành tội phạm quy định tại Điều 107 Bộ luật Tố tụng hình sự chứ không đình chỉ theo kiểu “Do chuyển biến tình hình” theo khoản 1 Điều 25 BLHS như trước đây mà nhiều cơ quan tiến hành tố tụng diễn dịch lập lờ theo cách áp đặt chủ quan trong một số vụ án để “lách luật” cố tình né tránh việc bồi thường. Những vụ án đó kéo dài nhiều năm mà người bị oan vẫn tiếp tục khiếu nại, thấy không ổn, các cơ quan “phục hồi” bằng cách quay lại khởi tố, cố đưa những người oan tiếp tục vào vòng lao lý nhằm né tránh trách nhiệm của mình.
“Xin chào” là thông điệp gởi tới các cơ quan tiến hành tố tụng và các cá nhân đang công tác ở đó “lời chào” như một sự cảnh báo để họ có một cách làm việc đúng quy định của pháp luật: Không bỏ lọt tội phạm nhưng cũng phải hết sức cẩn trọng trong công việc của mình, tránh làm oan sai cho người vô tội và khi đã “lỡ” làm oan sai thì phải dám nhìn vào sự thật mà minh oan cho họ, bồi thường, xin lỗi công khai họ, chịu trách nhiệm về hành vi bất cẩn của mình, không được “lách” để mình được “an toàn” còn người bị oan thì “sống chết mặc bay”. Có như thế thì xã hội mới tiến bộ, người dân mới có niềm tin vào pháp luật.
“Xin chào”. . .
Trưởng Văn phòng Luật Sư Tấn Thanh